Biên bản Họp nhận xét lựa chọn sách giáo khoa Lớp 6 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 dành cho Tổ chuyên môn
Bạn đang xem tài liệu "Biên bản Họp nhận xét lựa chọn sách giáo khoa Lớp 6 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 dành cho Tổ chuyên môn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bien_ban_hop_nhan_xet_lua_chon_sach_giao_khoa_lop_6_theo_chu.docx
Nội dung text: Biên bản Họp nhận xét lựa chọn sách giáo khoa Lớp 6 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 dành cho Tổ chuyên môn
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BIÊN BẢN Họp nhận xét, đánh giá, đề xuất lựa chọn sách giáo khoa lớp 6 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 dành cho Tổ chuyên môn Đơn vị: TrườngTHCS Quảng Thọ 1. Thời gian, thành phần tham gia, địa điểm 2. Thời gian: 14h00’ ngày 15 tháng 3 năm 2021 3. Thành phần tham gia: (mục a, khoản 1 Điểu 8 Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Cụ thể: – Bà Cao Thị Huế Chức vụ: TTCM – Bà Nguyễn Thị Linh Chức vụ: TPCM- Thư kí – Bà Nguyễn Thị Hoài Chức vụ: GV – Bà Nguyễn Thị Hòa Chức vụ: GV – Bà Trần Thị Kim Ngân Chức vụ: GV – Bà Nguyễn Thị Thúy Vân Chức vụ: GV – Bà Lâm Thị Ngoan Chức vụ: GV – Bà Phạm Thị Thu Hiền Chức vụ: GV – Bà Trương Thị Thùy Trang Chức vụ: GV – Bà Nguyễn Thị Hương Chức vụ: GV – Bà Nguyễn Thị Hải Hà Chức vụ: GV – Bà Phạm Thị Bảo Yến Chức vụ: GV – Bà Nguyễn Thị Huyền Chức vụ: GV 3. Địa điểm: Phòng Tổ KHXH- Trương THCS Quảng Thọ 4. Nội dung công việc 5. Tổ trưởng trình bày Kế hoạch làm việc, nguyên tắc và quy trình làm việc của Tổ chuyên môn (bám sát Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT và Quyết định số 714/QĐ- UBND tỉnh Quảng Bình về ban hành Quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông):
- 6. Tổ chuyên môn thảo luận, đánh giá SGK). 7. Tổ chuyên môn bỏ phiếu kín lựa chọn SGK. 8. Kiểm phiếu và công bố kết quả, sắp xếp theo thứ tự SGK có tỉ lệ phiếu lựa chọn từ cao xuống thấp: 9. Hoàn chỉnh biên bản, hồ sơ liên quan: 10. Giới thiệu danh mục SGK cho Hội đồng lựa chọn SGK của trường đề xuất (sắp xếp theo thứ tự có số phiếu đồng ý từ cao xuống thấp). III. Nội dung cụ thể 1. Đ/c Cao Thị Huế – TTCM thông qua các thông tư 25/2020/TT-BGDĐT và Quyết định số 714/QĐ-UBND tỉnh Quảng Bình về ban hành Quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông; KH-GD&ĐT của Phòng GD-ĐT Thị Xã Ba Đồn về kế hoạch triển khai đề xuất lựa chọn sách giáo khoa lớp 6 theo Chương trình GDPT 2018 trong cơ sở giáo dục phổ thông. * Tổ chia thành các nhóm để nghiên cứu như sau: – Nhóm Ngữ văn: có 08 đồng chí – Nhóm Lịch sử- Địa lí: có 04 đồng chí – Nhóm Hoạt động trải nghiệm – Hướng nghiệp: 02 đồng chí – Nhóm GDCD: có 02 đồng chí * Cách thực hiện: Các nhóm bám sát các tiêu chí theo Quyết định số 714/QĐ-UBND tỉnh Quảng Bình về ban hành Quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông để đánh giá từng quyên sách của từng bộ sách. 2. Tổ chuyên môn thảo luận, đánh giá SGK. Các nhóm bộ môn báo cáo cụ thể như sau: 3. 1. Đồng chí Nguyễn Thị Linh trình bày báo cáo về Môn Ngữ Văn (Mẫu 1): 2.1.1. Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống Tính phù hợp: – Hình thức: đẹp, hình ảnh sinh động, trình bày khoa học, ngôn ngữ trong sáng. Cách thiết kế các bài học khoa học. – Nội dung sách giáo khoa: Có tính kế thừa kết hợp đổi mới. Cách đặt tên bài theo chủ đề tạo sự hấp dẫn. Việc chọn nội dung bài tương đối tiêu biểu, phù hợp. – Cấu trúc bài: Cụ thể, đảm bảo tiến trình lịch sử, phù hợp, khoa học. các hoạt động được thiết kế theo tiến trình đảm bảo mức độ năng lực học sinh. Các chủ đề được sắp xếp theo tâm lý lứa tuổi và có sự tích hợp giữa đọc- hiểu văn bản với thực hành Tiếng Việt và tập làm văn gắn liền với thực tiến đời sống.
- – Cách thiết kế bài học, chủ đề: Có tác dụng thúc đẩy sự tích cực trong quá trình học tập của học sinh. – Các văn bản và hệ thống bài tập đảm bảo tính giáo dục và phù hợp với lứa tuổi học sinh. Câu hỏi rõ ràng, đễ hiểu. – Các bài học tạo điều kiện cho giáo viên vận dụng sáng tạo các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học lấy học sinh làm trung tâm, khuyến khích học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập.Sách giáo khoa thuận lợi trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị dạy học. Chưa phù hợp: – Có những yêu cầu còn nặng so với đối tượng học sinh đầu cấp. 2.1.2. Bộ sách Chân trời sáng tạo Tính phù hợp: – Hình thức đẹp, bắt mắt; SGK trình bày hấp dẫn, cân đối, hài hòa giữa kênh hình và kênh chữ, đảm bảo tính thẩm mĩ, tạo được sự hứng thú cho học sinh. Ngôn ngữ gần gũi, dễ hiểu phù hợp đặc trưng bộ môn. Ngữ liệu sử dụng phù hợp, có tính giáo dục. – Nội dung sách giáo khoa có tính kế thừa và tính đổi mới được sắp xếp theo trật tự chủ đề. Trong mỗi chủ đề, kiến thức phong phú, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, nội dung chủ đề gắn với đời sống, giá trị văn hóa và bài học thực tiễn; ngôn ngữ và cách thức thể hiện phù hợp với văn hóa, lịch sử, văn hóa địa phương.Cấu trúc phù hợp, khoa học; mỗi hoạt động được thiết kế theo tiến trình đảm bảo phù hợp với năng lực học sinh. – Cấu trúc bài học đảm bảo tiến trình các hoạt động. các chủ đề được sắp xếp theo tiến trình phát triển văn học, có sự kết hợp với các văn bản, các chủ điểm mang tính thực tiễn. – Mỗi bài học được đặt tên theo chủ đề mới mẻ, sáng tạo và khơi gợi được hứng thú học tập cho học sinh. Chưa phù hợp: – Một số yêu cầu về kiến thức và kỹ năng cao, nặng so với học sinh đầu cấp. 2.1.3.Bộ sách Cánh diều Tính phù hợp: – Hình thức đẹp, hình ảnh bắt mắt, ngôn ngữ gần gũi, dễ hiểu, phù hợp đặc trưng bộ môn. Ngữ liệu sử dụng phù hợp, có tính giáo dục. – Nội dung: Có tính kế thừa, sử dụng nhiều văn bản từ chương trình hiện hành giúp giáo viên và học sinh không bỡ ngỡ với sách giáo khoa mới và có thể phát huy những kinh nghiệm đã tích lũy được trong quá trình dạy học theo sách giáo khoa năm 2002.
- – Cấu trúc biên soạn: Tạo sự quen thuộc cho giáo viên cũng như học sinh vì dựa trên trục kiểu văn bản: Truyện, thơ, ký, nghị luận – Cấu trúc từng bài: Cụ thể, dễ sử dụng. Chưa phù hợp: – Sự đổi mới về nội dung chưa nhiều. – Cách đặt tên bài theo thể loại ở một số bài còn khô khan, chưa hấp dẫn. – Nội dung chương trình nặng. 2.2. Đồng chí Cao Thị Huế trình bày báo cáo môn Lịch sử và Địa lý 6 2.2.1. Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống Tính phù hợp: – Nội dung viết rõ ràng, dễ hiểu, cập nhật nhiều kiến thức mới trên nền nội dung cũ thuận lợi cho người dạy và người học dễ hiểu để tiếp cận CT GDPT mới. + Về hình thức: Ngôn ngữ viết rõ ràng, gần gũi, ngắn gọn, dễ hiểu với HS lớp 6. + Về hệ thống câu hỏi và bài tập vận dụng: Hệ thống các câu hỏi được sắp xếp theo trình tự và theo từng mức độ nhận thức: các câu hỏi được đặt ở đầu bài học giúp HS khởi động và tạo hứng thú học tập, các câu hỏi ở từng phần nội dung bài học gắn với nội dung bài nên HS dễ dàng củng cố kiến thức; cuối bài học đều có câu hỏi luyện tập và vận dụng phù hợp khả năng nhận thức của đối tượng HS lớp 6. Phát huy được năng lực tự học, khả năng sáng tạo của HS. – Hệ thống kênh hình phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho GV trong việc cung cấp kiến thức – kĩ năng cho HS. – Ví dụ minh họa sử dụng phù hợp với từng đối tượng học sinh, gắn liền thực tế, tạo hứng thú học tập. Chưa phù hợp: – Bài tập vận dụng còn ít. 2.2.2 Bộ sách: Chân trời sáng tạo Tính phù hợp: – Nội dung các bài học có mục tiêu rõ ràng, phần giới thiệu vào bài học hấp dẫn gắn với các hiện tượng diễn ra trong thực tế. – Kiến thức, kĩ năng đảm bảo những nội dung cần đạt về phẩm chất năng lực giúp người học rèn luyện khả năng tự học, tự tìm tòi kiến thức của học sinh.
- – Câu hỏi luyện tập và vận dụng phù hợp khả năng nhận thức của đối tượng HS lớp 6. – Cấu trúc sách giáo khoa gồm các thành phần cơ bản: mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng. Chưa phù hợp: – Phần vận dụng còn ít. – Nội dung và lượng kiến thức trong bài học khá dài, kiến thức khá khó đối với học sinh. 2.2.3. Bộ sách: Cánh diều Tính phù hợp: – Cấu trúc sách giáo khoa gồm các thành phần cơ bản: mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng. Các đơn vị bài học đảm bảo tỉ lệ cân đối, hài hòa giữa các phần kiến thức mới và luyện tập thực hành kĩ năng. – Có hệ thống các bài tập vận dụng, trải nghiệm thực tiễn cuộc sống. –Hình thức rõ ràng, khoa học. Chưa phù hợp: – Cấu trúc sách chưa có tính mở để nhà trường, giáo viên chủ động trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục do dạy lồng ghép các kĩ năng – Một số lượng kiến thức trong bài học dài. Ngôn ngữ viết hơi dài dòng nên gây khó hiểu cho học sinh. – Các bài học trong SGK yêu cầu khá cao về phẩm chất, năng lực của học sinh so với thực tế của cơ sở giáo dục. 2.3. Đồng chí Nguyễn Thị Hải Hà báo cáo về bộ môn Hoạt động trải nghiệm, Hướng nghiệp 6 2.3. 1. Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống Tính phù hợp: – Nội dung các bài học có mục tiêu rõ ràng, phần giới thiệu vào bài học hấp dẫn gắn với các hiện tượng diễn ra trong thực tế; những kiến thức, kĩ năng đảm bảo những nội dung cần đạt về phẩm chất năng lực theo CT GDPT và cả các nội dung nâng cao. – Ví dụ minh họa sử dụng phù hợp với từng đối tượng học sinh, gắn liền thực tế, tạo hứng thú học tập. – Các chỉ dẫn yêu cầu, bài tập vừa cụ thể, dễ hiểu, có tính mở kích thích hứng thú tự học cho học sinh.
- – Ngôn ngữ viết khoa học, dễ hiểu. Các quy định về chính tả, chữ viết, kí hiệu đúng theo quy định, thể hiện chính xác. Nội dung trình bày phù hợp với lứa tuổi HS. – Hình thức trình bày cân đối, hài hòa, các hình ảnh phong phú, chân thực, thân thiện, phù hợp. Chưa phù hợp: – Cần bổ sung thêm kênh hình. 2.3. 2. Bộ sách: Chân trời sáng tạo Tính phù hợp: – Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, dễ dàng tích hợp các nội dung giáo dục địa phương. – Các đơn vị bài học đảm bảo tỉ lệ cân đối, hài hòa giữa các phần kiến thức mới và luyện tập thực hành kĩ năng. – Ngôn ngữ viết trong sáng, dễ hiểu. Các quy định về chính tả, chữ viết, kí hiệu đúng theo quy định. – Các bài học có phần vận dụng, trải nghiệm thực tiễn giúp hình thành năng lực giải quyết vấn đề cuộc sống. Chưa phù hợp: – Nội dung còn nặng về kênh chữ, nội kiến thức khá dài. 2.3. 3. Bộ sách: Cánh diều Tính phù hợp: – Sách thiết kế đẹp, khoa học. – Các bài học đa dạng với các hoạt động, khá thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học. – Nội dung phù hợp với văn hóa, khoa học, sinh động và hấp dẫn. – Các chỉ dẫn, yêu cầu, bài tập trong sách giáo khoa rõ ràng. Chưa phù hợp: – Lượng kiến thức trong bài học dài, kiến thức khá khó đối với học sinh. – Các ví dụ minh họa, các dẫn liệu dài và khó. – Ngôn ngữ viết chuyên sâu nên gây khó hiểu cho học sinh.
- 2.4. Đồng chí Nguyễn Thị Thúy Vân trình bày bộ môn Giáo dục công dân 6 2.4.1. Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống của nhóm tác giả Nguyen Thi Toan – Tran Thi Mai Phuong (đồng tổng chủ biên) – Tính phù hợp: + Hình ảnh đẹp, đa dạng, phong phú, sinh động, dễ gây hứng thú học tập cho học sinh. + Nêu rõ các hoạt động thực tiễn của từng chủ đề gồm có quan sát- thể hiện- thảo luận- vận dụng. + Nội dung SGK có thể giúp GV đánh giá được năng lực và kết quả học tập của HS. – Tính chưa phù hợp cần có thêm tranh để minh họa them cho đa dạng và phong phú phù hợp với xu thế hiện nay và của truyền thống. 2.4.2. Bộ sách: Chân trời sáng tạo của nhóm tác giả Dinh Phuong Duy – Dao Thi Ngoc Minh ( đồng Tổng chủ biên) – Tính phù hợp: + Hình ảnh đẹp, rõ ràng, có chú thích cụ thể dưới mỗi tranh và hình. + Nội dung phân bố dạy theo từng chủ đề hợp lý, có nếu các bước gợi ý cụ thể. + Cuối các chủ đề có lồng ghép nhiều hoạt động cho học sinh như nặn, cắt, xé, ghép hình. + Giúp HS phát triển kĩ năng quan sát và nhận thức, sang tạo và đánh giá thông qua các nhiệm vụ học tập, phù hợp với đặc điểm tâm lý, nhận thức của HS. -Tính chưa phù hợp: + Một số nội dung chưa phù hợp với cơ sở vật chất và thiết bị dạy học tối thiếu của nhà trường 2.4.3. Bộ sách: Cánh diều của nhóm tác giả Trần Văn Thang ( Tổng chủ biên kiêm chủ biên) – Tính phù hợp: + Hệ thống chủ đề bài học rõ ràng. Mục tiêu bám sát bài dạy, phù hợp với HS. + Các hoạt động thiết kế có hệ thống gần gũi với cuộc sống. + Sách đáp ứng các mục tiêu về năng lực cho HS, đáp ứng cả nhiệm vụ giáo dục và dạy học ở bậc THCS. -Tính chưa phù hợp:
- + Kênh hình, kênh chữ sắp xếp chưa hài hòa. + Một số nội dung chưa phù hợp với cơ sở vật chất và thiết bị dạy học tối thiếu của nhà trường. 3. Tổ chức bỏ phiếu kín lựa chọn SGK: Đ/c Tổ trưởng phát phiếu cho các nhóm để tiến hành bỏ phiếu. 4. Kết quả kiểm phiếu: Nhóm Ngữ văn: Chọn sách Kết nối tri thức với cuộc sống của NXB Giáo dục: 8/8 đ/c (100%) Nhóm Lịch sử- Địa lí: Chọn sách Kết nối tri thức với cuộc sống của NXB Giáo dục: 4/4 đ/c (100%) Nhóm Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp: Chọn sách Kết nối tri thức với cuộc sống của NXB Giáo dục : 2/2 đ/c (100%) Nhóm GDCD: Chọn sách Kết nối tri thức với cuộc sống của NXB Giáo dục: 2/2 đ/c (100%) 5. Hoàn chỉnh biên bản, hồ sơ liên quan: Các nhóm bộ môn nộp mẫu 1 để lưu giữ (3 bản) 6. Đề xuất danh mục SGK lớp 6 năm học 2021-2022 tại trường THCS Dương Thuỷ như sau: TT Tên sách Tác giả Thuộc bộ sách Nhà xuất bản Bùi Mạnh Hùng (Tổng chủ Kết nối tri thức với 1 Ngữ Văn 6 biên), Nguyễn Thị Ngân Hoa NXB GDVN cuộc sống (chủ biên), HĐ trải nghiệm- Lưu Thu Thủy, Bùi Sỹ Tụng Kết nối tri thức với NXB GDVN Hướng nghiệp 6 (đồng Tổng chủ biên). cuộc sống Nguyễn Kim Hồng (Tổng chủ Kết nối tri thức với 3 Lịch sử- Địa lí 6 biên phần Địa lí), Hà Bích NXB GDVN cuộc sống Liên(Chủ biên phần Lịch sử). Nguyễn Thị Toan(Tổng chủ Kết nối tri thức với 4 GDCD 6 biên), Trần Thị Mai Phương, NXB GDVN cuộc sống (Chủ biên). * Ý kiến của thành viên: Không có thêm ý kiến khác Hội đồng kết thúc làm việc lúc 17 giờ cùng ngày. Biên bản được lập thành 02 bản (01 lưu tại Hồ sơ quản lí HT, 01 bản báo cáo Phòng GD&ĐT)
- Thư kí tổ Tổ trưởng Nguyễn Thị Linh Cao Thị Huế Chữ kí các giáo viên 1. Bà Nguyễn Thị Hoài 2. Bà Nguyễn Thị Hòa 3. Bà Trần Thị Kim Ngân 4. Bà Nguyễn Thị Thúy Vân 5. Bà Lâm Thị Ngoan 6. Bà Phạm Thị Thu Hiền 7. Bà Trương Thị Thùy Trang 8. Bà Nguyễn Thị Hương 9. Bà Nguyễn Thị Hải Hà 10. Bà Phạm Thị Bảo 11. 11.Bà Nguyễn Thị Huyền