Mẫu biên bản sinh hoạt Chuyên đề chi tiết

docx 3 trang bienban 24/09/2022 70120
Bạn đang xem tài liệu "Mẫu biên bản sinh hoạt Chuyên đề chi tiết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxmau_bien_ban_sinh_hoat_chuyen_de_chi_tiet.docx

Nội dung text: Mẫu biên bản sinh hoạt Chuyên đề chi tiết

  1. Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BIÊN BẢN SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ Tổ: Tự Nhiên I. Thời gian: Bắt đầu lúc 15 giờ 35 ngày 18 tháng 09 năm 2016 II. Thành phần: Thiều Phước An Tổ trưởng Huỳnh Bá Hiếu Tổ phó Phạm Văn Mới Tổ viên Đỗ Văn Thê Em Tổ viên Huỳnh Thị Út Tổ viên Trần Văn Hải Tổ viên Trương Ngọc Hân Tổ viên III. Nội dung: 1. Đ/c An giới thiệu qua chuyên đề cần sinh hoạt: Biện pháp rèn luyện học sinh yếu kém 2. Đồng chí An thông qua báo cáo chuyên đề 3. Đ/c An thông qua một số yêu cầu của buổi sinh hoạt: - Lần lược từng đồng chí trong tổ đóng góp ý kiến xây dựng chuyên đề - Thông qua báo cáo chuyên đề các đồng chí xem chổ nào chưa hợp lí, chưa phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường thì có ý kiến để sửa chữa. - Chủ yếu đưa ra biện pháp giúp học sinh yếu kém học như thế nào đạt hiệu quả trong điều kiện cụ thể của trường ta. 4. Ý kiến của từng thành viên trong tổ: * Đ/c Huỳnh Bá Hiếu: Bước 1: Phân loại học sinh yếu kém Có 2 căn cứ để phân loại: Cho học sinh kiểm tra khảo sát chất lượng Điểm trung bình môn của năm học trước Bước 2: Chia học sinh yếu kém thành 4 nhóm: - Học sinh mất căn bản kiến thức chung, khả năng tiếp thu bài kém - Có ý thức học tập, có khả năng tiếp thu bài nhưng chậm so với học sinh bình thường - Có kiến thức cơ bản, có ý thức học tập nhưng chưa có phương pháp học tập đúng đắn. - Học sinh không quan tâm, lơ là việc học. Bước 3: Tiến hành giáo dục ý thức học tập, hình thành lòng ham thích và say mê học tập cho học sinh. Xây dựng môi trường học tập thân thiện trong từng tiết dạy Phân hóa đối tượng học tập trong từng hoạt động Tích cực đổi mới phương pháp phù hợp với từng bài giảng, từng đơn vị kiến thức cho tùng đối tượng học sinh Giao nhiệm vụ về nhà và có kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện của học sinh. Phối hợp với gia đình để giáo dục học sinh một cách thường xuyên, nhất là học sinh thường vi phạm về đạo đức. * Đ/c Huỳnh Thị Út: - Củng cố lại kiến thức mà các em bị mất
  2. - Thường xuyên kiếm tra bài đối với những học sinh yếu kém - Phân công học sinh khá giỏi kèm cho những học sinh yếu kém * Đ/c Đỗ Văn Thê Em: Bước 1: Lập ra danh sách học sinh yếu kém ở mỗi lớp Bước 2: Phân chia lớp thành nhóm ( mỗi nhóm 4 – 5 em ) và có nhóm trưởng. Bước 3: Giáo viên hướng dẫn thời gian ôn tập, kèm nhau sao cho thuận lợi mà không ảnh hưởng đến việc học tập các bộ môn khác. Bước 4: Giáo viên bộ môn phải thường xuyên theo dõi và giám sát kỹ học sinh, thường xuyên nhắc nhỡ và động viên các em. Đối với những em cá biệt, lười học thì cần phải phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để có biện pháp xử lí phù hợp. * Đ/c Trần Thị Kiều: Trước tiên người giáo viên phải yêu nghề và tâm quyết với nghề. Khi kiểm tra bài cũ đối với học sinh yếu kém nên chọn những câu hỏi sao cho phù hợp với học lực của các em, có động viên khích lệ. Những học sinh yếu kém là những học sinh có biểu hiện lơ là trong học tập, có thể nghỉ học nên cần liên hệ với gia đình và nói rõ cho học sinh biết. Kết hợp với Ban giám hiệu và phụ huynh học sinh mở lớp phụ đạo học sinh yếu kém. * Đ/c Trương Ngọc Hân: - Trao đổi trực tiếp với phụ huynh học sinh. - Phân loại các đối tượng học sinh để có phương pháp giảng dạy phù hợp. - Giới thiệu sách và hướng dẫn học sinh tự học và thực hành. - Tạo cho học sinh môi trường học tập thân thiện. - Động viên, khích lệ, tuyên dương kịp thời đối với những em có dấu hiệu tiến bộ. * Đ/c Thiều Phước An: - Tạo không khí học tập thân thiện, từ đó làm cho các em thích thú hơn và say mê hơn đối với môn học. - Trong quá trình giảng dạy phải chú ý đến đối tượng là học sinh yếu kém, lựa chọn câu hỏi cũng như bài tập phải phù hợp với học lực của các em, động viên, khích lệ, tuyên dương kịp thời 5. Đồng chí An chốt lại các ý kiến đóng góp xây dựng chuyên đề của các đồng chí trong tập thể. - Thực hiện theo 3 các bước: Bước 1: Phân loại học sinh yếu kém Bước 2: Chia học sinh yếu kém thành các nhóm có đặc điểm giống nhau Bước 3: Tiến hành giáo dục ý thức học tập, hình thành lòng ham thích và say mê học tập cho học sinh. - Củng cố lại kiến thức mà các em bị mất - Phân công học sinh khá giỏi kèm cho những học sinh yếu kém - Có thể thực hiện theo 4 bước Bước 1: Lập ra danh sách học sinh yếu kém ở mỗi lớp Bước 2: Phân chia lớp thành nhóm ( mỗi nhóm 4 – 5 em ) và có nhóm trưởng. Bước 3: Giáo viên hướng dẫn thời gian ôn tập, kèm nhau sao cho thuận lợi mà không ảnh hưởng đến việc học tập các bộ môn khác. Bước 4: Giáo viên bộ môn phải thường xuyên theo dõi và giám sát kỹ học sinh, thường xuyên nhắc nhỡ và động viên các em. Đối với những em cá biệt, lười học thì cần phải phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để có biện pháp xử lí phù hợp.
  3. - Những học sinh yếu kém là những học sinh có biểu hiện lơ là trong học tập, có thể nghỉ học nên cần liên hệ với gia đình và nói rõ cho học sinh biết. - Phân loại các đối tượng học sinh để có phương pháp giảng dạy phù hợp. - Tạo cho học sinh môi trường học tập thân thiện. - Động viên, khích lệ, tuyên dương kịp thời đối với những em có dấu hiệu tiến bộ. - Tạo không khí học tập thân thiện, từ đó làm cho các em thích thú hơn và say mê hơn đối với môn học. - Trong quá trình giảng dạy phải chú ý đến đối tượng là học sinh yếu kém, lựa chọn câu hỏi cũng như bài tập phải phù hợp với học lực của các em, động viên, khích lệ, tuyên dương kịp thời Biên bản kết thúc lúc 16 giờ 30 phút cùng ngày Thư ký Các thành viên trong tổ Thiều Phước An Huỳnh Bá Hiếu Phạm Văn Mới Đỗ Văn Thê Em Huỳnh Thị Út Trần Văn Hải Trương Ngọc Hân