Mẫu biên bản sinh hoạt Chuyên đề Về việc áp dụng phương pháp dạy học lấy hoạt đồng học sinh làm trung tâm
Bạn đang xem tài liệu "Mẫu biên bản sinh hoạt Chuyên đề Về việc áp dụng phương pháp dạy học lấy hoạt đồng học sinh làm trung tâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- mau_bien_ban_sinh_hoat_chuyen_de_ve_viec_ap_dung_phuong_phap.docx
Nội dung text: Mẫu biên bản sinh hoạt Chuyên đề Về việc áp dụng phương pháp dạy học lấy hoạt đồng học sinh làm trung tâm
- BIÊN BẢN SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ Về việc áp dụng phương pháp dạy học lấy hoạt đồng học sinh làm trung tâm I. Tiến hành: Vào lúc 13 giờ 30 phút ngày 2 tháng 11 năm 2016 II. Địa điểm: Tại trường Tiểu học Hồng Vân III. Thành phần: 1. Cô Nguyễn Thị Cẩm: HT 2. Lê Minh Bằng: PHT – Chủ trì 3. Lê Thị Hằng: TTCM khối 5 - thành viên – thư ký 1. Lê Thị Cửu Long: TTCM khối 3 - thành viên Cùng toàn thể cán bộ giáo viên trong Hội đồng nhà trường Tổng số: 26, có mặt 26 IV. Nội dung: Chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên đề về việc áp dụng phương pháp dạy học lấy hoạt đồng học sinh làm trung tâm. Toàn thể giáo viên tham gia dự giờ 2 tiết dạy mẫu. Tiết 1: Toán – Lớp 3 ( Cô Lê Thị Cửu Long dạy) Sau khi dự giờ thực tế tại lớp học, chuyên môn đã tổ chức cho toàn thể giáo viên xem băng hình mẫu Tiết: Luyện từ và câu – lớp 5 ( Cô Lê Thị Hằng dạy) Và băng mẫu sinh hoạt tổ chuyên môn Tổ chức thảo luận 3 câu hỏi: 1. Qua dự giờ tiết dạy theo phương pháp dạy học lấy hoạt đồng học sinh làm trung tâm, đồng chí thấy điểm gì mới về phương pháp, tổ chức dạy học so với phương pháp và hình thức chúng ta đang làm ? 2. Khi áp dụng mô hình dạy học mới vào môn học, lớp học các thầy cô thấy khó khăn gì ? 3. Thầy cô hãy nêu các giải pháp để thực hiện tốt việc áp dụng mô hình dạy học mới. Sau thời gian thảo luận các nhóm đã nêu được những điểm mới về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo mô hình dạy học mới. Đồng thời cũng đã nêu những khó khăn trong quá giảng dạy nếu áp dụng mô hình dạy học mới tại trường. Trên cơ sở các ý kiến thảo luận của các nhóm, Ban giám hiệu nhà trường đã đi đến thống nhất ý kiến chỉ đạo như sau: 1. Đối tượng và thời gian áp dụng - Thời gian áp dụng: Bắt đầu 7/11/2016 - Đối tượng áp dụng: Từ lớp 2 đến lớp 5 2. Nội dung áp dụng * Không gian lớp học:
- Trang trí lớp học có bảng danh sách ban cán sự lớp và các ban hoạt động, có góc thư viện, góc cộng đồng, hộp thư bè bạn, có góc học tập (nơi để dồ dùng các nhóm), hình thưc bố trí bàn ghế lớp học theo nhóm. ( phần này giáo viên các lớp tiến hành làm và kết thúc vào cuối tháng 11 các lớp phải trang trí xong). Ghi chú: Riêng bộ môn Âm nhạc, Tin học, Anh văn sắp xếp bàn ghế theo nhóm * Tổ chức dạy học - Phần khởi động, kiểm tra lại kiến thức đã học do ban cán sự lớp điều hành hoàn toàn, sau đó mời giáo viên nhận lớp ( phần này lâu nay đã thực hiện mô hình dạy học Vnen). Áp dụng cho tất cả các môn học, lớp học. - Tiến trình tiết dạy học sinh chủ động điều hành linh hoạt dưới sự gợi ý giúp đỡ của giáo viên đứng lớp. - Các hoạt động nhóm các thành viên trong nhóm tự điều hành thảo luận, tự đặt ra vấn đề cần trao đổi một cách chủ động, nếu có vấn đề một số học sinh không giải quyết được hãy để học sinh khác hoặc nhóm khác giải quyết giúp bạn; khi mà tất cả học sinh không tự giải quyết được giáo viên mới can thiệp. - Hướng dẫn học sinh sử dụng thẻ tín hiệu ( Mặt cười, mặt méo) thay cho lời nói. - Giáo viên thực hiện vai trò hướng dẫn và quán xuyến tốt lớp học. - Cuối mỗi tiết học cho học sinh chia sẻ cảm xúc của mình với bạn bè và cô giáo. ( phần chia sẻ cảm xúc cần định hướng cho học sinh nói đúng trọng tâm) Chú ý: - Trước hết phải tăng thời gian tập luyện cho ban cán sự lớp ( ngoài tiết học) không để ảnh hưởng đến chất lượng giờ dạy. Tăng cường luyện tập thói quen chủ động học tập của học sinh như việc lấy đồ dùng học tập, tự thu dọn đồ dùng sau khi học xong, tự nghiên cứu bài học thói quen sử dụng thẻ tín hiệu để xin trình bày ý kiến. - Dựa vào nội dung kiến thức của từng bài học, môn học để thay đổi thiết kế bài học theo các hoạt động chủ yếu. - Giáo viên cần can thiệp nhiều hơn đối với một số bài khó, bài có nội dung kiến thức dài. - Theo dõi các nhóm thảo luận để gợi ý các bước tiến hành giúp các em tự khai thác thông tin tìm hiểu kiến thức. - Giáo viên tự làm đồ dùng dạy học ( đặt biệt là phiếu hướng dẫn học tập) theo yêu cầu của bài dạy. * Đối với tổ chuyên môn: Các tổ chuyên môn cần đổi mới sinh hoạt chuyên môn cho các buổi sinh hoạt chuyên đề, các buổi góp ý thao giảng, dự giờ Buổi Hội thảo kết thúc vào lúc 17 giờ cùng ngày.